Kinh phí khen thưởng mọi năm là do lấy từ nguồn ngân sách của quận và nguồn xã hội hóa. Tổng số kinh phí ấy được chia tùy theo từng giải của học sinh. Đối với những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế sẽ được nhận 2 triệu đồng, còn với những em tiêu biểu của trường sẽ nhận 300.000 đồng tiền thưởng.
“Tất cả các học sinh đi dự lễ tuyên dương khen thưởng đều được nhận phần thưởng này. Riêng với những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, sẽ có thêm giấy khen của UBND quận.
Trước đó, Phòng GD-ĐT cũng đề nghị các trường chọn ra học sinh tiêu biểu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập của mỗi khối. Đây là những em được xem như "đại biểu danh dự" của trường tham gia buổi khen thưởng này”.
Phần thưởng cho học sinh tiêu biểu
Theo bà Tịnh, trước đây Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy từng trao quà tặng ngay trên sân khấu. Tuy nhiên do một số học sinh còn bé đã làm rơi mất. Vì thế, 2-3 năm trở lại đây, Phòng đã rút kinh nghiệm, trước kỳ khen thưởng sẽ yêu cầu đại diện các nhà trường lên nhận kinh phí và về phát trước cho học sinh.
Bên cạnh đó, Phòng cũng yêu cầu nhà trường trao đổi, nhắc nhở trước với các em, phần thưởng hôm sau nhận chỉ mang tính tượng trưng; còn phần thưởng thật học sinh đã được nhận trước khi diễn ra buổi lễ.
Ngày 21/5, Phòng tổ chức khen thưởng cho hơn 300 học sinh của quận.
“Hôm qua Phòng đã nắm bắt được thông tin phản ánh của phụ huynh rằng “khi nhận được phần thưởng các cháu rất buồn và phụ huynh cũng không hài lòng về việc này”.
Vì thế, chúng tôi đã kiểm tra lại thông tin xem có trường nào chưa lên nhận hay không thì phát hiện đại diện một số trường chưa lên nhận thưởng cho các cháu. Trường cũng không giải thích rõ cho học sinh trước đó nên mới xảy ra câu chuyện như vậy”.
Bà Tịnh chia sẻ, Phòng đã chủ động liên hệ với phụ huynh và mong phụ huynh thông cảm; đồng thời cũng rút kinh nghiệm trực tiếp với nhà trường.
“Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm vào năm sau thay đổi cách thức tổ chức khen thưởng trang trọng và khiến các cháu phấn khởi hơn”.
Bà Tịnh cũng cho biết, vài năm trở lại đây phụ huynh phản ánh phần thưởng là sách vở không còn phù hợp với nhu cầu thực tế của các cháu. Vì vậy, khi Phòng áp dụng phương pháp này và nhà trường nắm bắt, phổ biến kịp thời tới phụ huynh, Phòng không nhận được phản ánh gì.
“Có lẽ do ngôi trường nơi phụ huynh phản ánh năm nay mới bắt đầu tham dự lễ tuyên dương khen thưởng nên chưa kịp thời truyền tải thông tin tới phụ huynh".
Bà Tịnh cũng cho rằng, "điều này không mang tính hình thức vì thực chất Phòng có thưởng cho các cháu”.
Thúy Nga
- Dắt cháu lên quận nhận thưởng học sinh giỏi, cả ông và cháu đều hụt hẫng khi biết phần thưởng là… một tờ giấy màu không có bất cứ chữ nào.
" alt=""/>Trò nhận thưởng “rỗng ruột”: Do trường chưa giải thích trước cho học sinhNăm 1971, Trần Tiến bị sốt rét ác tính và trở ra Bắc. Ông theo học Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), tốt nghiệp khoa thanh nhạc và bằng đỏ sáng tác giao hưởng năm 1978. Những ca khúc đầu tiên Trần Tiến sáng tác sau khi tốt nghiệp mang chủ đề yêu nước, được rất nhiều người yêu thích như: Giai điệu Tổ quốc, Những đôi mắt mang hình viên đạn, Vết chân tròn trên cát...
Năm 1987, Trần Tiến thành lập ban nhạc rock Đen-Trắngvà lưu diễn khắp các tỉnh thành. Các bài hát của ông trong thời kỳ này có nội dung cổ vũ cho việc đổi mới đất nước. Năm 1990, Trần Tiến cùng các bạn ra mắt nhómDu ca đồng nội đi hát kiếm tiền xây dựng trường nhạc cho trẻ mồ côi, thiếu may mắn.
Là người bạn gần gũi với Trần Tiến, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh khẳng định: “Trần Tiến là một ông vua nhạc Pop. Cuộc đời ông có những ngã rẽ, có những phiêu bạt vì thế trong âm nhạc của ông cũng đa dạng, có sự chắt lọc chất liệu dân ca 3 miền. Chính điều đó tạo nên chất du ca trong bức tranh chung về âm nhạc của Trần Tiến”.
Kể từ thập niên 1990, phong cách sáng tác của Trần Tiến có sự thay đổi từ Pop đơn thuần sang phong cách dân gian đương đại và được khán giả đón nhận như: Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng, Quê nhà...
Năm 2000, Trần Tiến tổ chức liveshow đầu tiên tại Nhà hát Hòa Bình và được Hãng phim Phương Nam sản xuất mang tên Ngẫu hứng Trần Tiến. Ông là người dẫn chuyện kiêm nhạc sĩ và hát xuyên suốt chương trình với các ca sĩ như: Trần Thu Hà, Ngọc Anh 3A, Phương Thanh, Hồng Nhung...
Năm 2005, ca khúc Mưa bay tháp cổcủa ông được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công và giành giải Bài hát của tháng trong chương trình Bài hát Việt.Năm 2006, những ca khúc như: Bình nguyên xa vắng, Ra ngõ mà yêu, Lữ khách sông Hồng, Mưa bay tháp cổ, Quê nhà... xuất hiện trong album Đối thoại 06của cháu gái Trần Tiến - ca sĩ Trần Thu Hà.
Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Bài ca thanh niên ra tiền tuyến(1967), Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp(1968), Giai điệu Tổ quốc(1980), Chiếc vòng cầu hôn(1984), Tùy hứng ngựa ô(1987), Chị tôi(1997).
Tháng 12/2020, bộ phim tài liệu về cuộc đời nhạc sĩ Trần Tiến mang tên Màu cỏ úado đạo diễn Lan Nguyên thực hiện ra rạp và được đón nhận nhiệt liệt.
Ngày 9/5/2022, ông cùng rapper Đen Vâu ra mắt MV Đi trong mùa hè khơi dậy niềm tự hào, truyền tải ước mơ về chiến thắng vinh quang, kể câu chuyện về bóng đá qua nhiều góc nhìn thú vị, gần gũi.
Ung thư vòm họng giai đoạn IV, trải qua 30 lần xạ trị
Ngày 13/5/2023, hành trình hơn 50 năm sáng tác, phiêu bạt, say mê âm nhạc của Trần Tiến được khắc họa trong chương trình đêm nhạc Nửa thế kỷ phiêu bạt.
Trong live show này, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ với khán giả câu chuyện chống chọi căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn IV. Sáng tác nhiều bài hát với những nốt trầm da diết nhưng ông thú nhận rất sợ buồn. Khi mắc bạo bệnh, Trần Tiến càng quý niềm vui, sự tích cực hơn hết.
Khát vọng sống và niềm đam mê âm nhạc đã giúp ông vẫn “hiên ngang” sau 30 lần hóa trị. "Đến lần xạ trị thứ 30, tôi hoàn toàn không dậy nổi. Nhưng lúc đó, những giai điệu nói với tôi rằng: Trần Tiến đâu? Dậy đi, đừng hèn thế! Thế là lúc tôi viết ra bài Không gục ngã", nhạc sĩ kể lại trong chương trình Cassette Hoài niệm.
Ở tuổi U80, người nhạc sĩ tài hoa vẫn viết rất nhiều ca khúc mới. Nhạc của ông còn được phát trên nền tảng Spotify, YouTube Music, Apple Music...
Nhạc sĩ Trần Tiến kể rằng, thời trước viết nhạc không để kiếm tiền, cũng chẳng ai trả tiền. Cứ thế hồn nhiên viết để tự sướng, khoe với bạn bè rồi cất vào ngăn kéo. Các ca sĩ thấy ông hát trên sân khấu, hoặc nghe đồn, tìm đến xin bài là nhạc sĩ tặng miễn phí. 16 năm "ở ẩn" tại Vũng Tàu, nhiều bạn trẻ thấy ông còn hàng trăm bài hát không ai biết đến mới lập ra trang web, đăng ký trên các nền tảng nhạc đơn thuần, không quảng cáo cho mọi người cùng thưởng thức.
Không chỉ đắm đuối với âm nhạc, Trần Tiến còn xuất bản sách, cuốn tự truyện Ngẫu hứnglà 27 khúc “ngẫu hứng văn xuôi” thể hiện một con người rất đỗi đời thường. Những câu chuyện, hình ảnh dung dị là những mảnh ghép làm nên cuộc đời ông với nhiều góc cạnh đối lập - đó là sự phóng khoáng, bụi bặm nhưng lại sâu sắc, thâm trầm…
Ca khúc đánh dấu chuyện tình đẹp như mơ và cuộc hôn nhân hơn nửa thế kỷ
Nhạc sĩ Trần Tiến và cô giáo Bích Ngà đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Năm 1971, họ gặp nhau rất tình cờ. Lúc ấy, Bích Ngà là sinh viên sư phạm, ban đêm phụ cha bán vé ở rạp hát Đại Nam. Nghe đồn một chàng trai vừa từ chiến trường Lào trở về có bài hát Cô gái Sầm Nưarất hay nên sau khi bán hết vé, Bích Ngà vào rạp xem thử.
Trên sân khấu, Trần Tiến đang biểu diễn trông thấy khán giả đặc biệt - một thiếu nữ xinh đẹp đứng dựa tường nghe mình hát. Tiếp đến là chuỗi ngày nhạc sĩ theo đuổi Bích Ngà rất gian nan. Sau hơn 2 năm kiên trì chứng minh tấm lòng chân thành, Trần Tiến cũng được toại nguyện.
50 năm sống cùng người vợ đảm đang Bích Ngà, nhạc sĩ Trần Tiến toàn tâm toàn ý với âm nhạc. Ông không chỉ sở hữu số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn rất đa dạng đề tài. Viết về tình yêu đôi lứa, Trần Tiến có: Ngựa ô thương nhớ, Tạm biệt chim én, Ngẫu hứng giao duyên, Trái tim nhiều ngăn, Tiếng trống Paranưnghay Chuyện tình thảo nguyên.
Với đề tài Hà Nội, người nghe ấn tượng với các ca khúc Hà Nội năm 2000, Phố nghèo, Ngẫu hứng sông Hồnghay Ngẫu hứng phố. Với mảng đề tài xã hội, nhạc sĩ Trần Tiến có bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng, Mặt trời bé con, Vết chân tròn trên cát,Sói con ngơ ngác.
Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về hoàn cảnh ra đời bài hát "Không gục ngã":
Thiên Di(tổng hợp)
Ảnh, clip: FBNV, tư liệu
Cô Mã Thị Thanh Xuân, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật, nhận định việc đưa phiên tòa giả định vào môn học là một trong những phương pháp tối ưu giúp học sinh thực hành sâu về luật thay vì chỉ đọc luật.
“Thông qua đó, học sinh sẽ biết cách vận dụng luật để lập luận sao cho có lợi cho bị đơn hay nguyên đơn. Quá trình vận dụng để đưa ra những tranh luận bảo vệ quyền lợi cũng giúp học trò rèn tư duy pháp luật. Đây cũng chính là bước vận dụng cao nhất trong môn học này”, cô Xuân nói.
Bắt đầu triển khai dự án từ đầu năm học, học sinh có hơn 3 tháng để tìm hiểu và tham gia chuẩn bị các phần biện hộ cho một án hình sự và một án dân sự. Hai đội xuất sắc nhất sẽ được chọn vào vòng chung kết, tranh tụng trong vụ án dân sự thương mại.
Cô Ngô Thị Thu Hà, giáo viên bộ môn Kinh tế & Pháp luật cho hay tại phiên tòa, mọi thứ không còn mang tính chất cảm tính từ góc độ cá nhân nữa. Các em phải phân tích các tình tiết sâu nhất, tự phản biện chính mình, áp dụng luật để xem xét các tình huống thực tế.
Khi tổ chức phiên tòa giả định này, giáo viên cũng phải nhờ tới sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn của các luật sư và giảng viên Trường ĐH Luật Hà Nội. “Quá trình tranh tụng, học sinh không được biết trước câu hỏi của hội đồng xét xử - do các luật sư, giảng viên luật đảm trách.
Do đó, các em phải đọc kỹ tình tiết, tài liệu bổ sung về dự án. Tình huống thực tế tại phiên tòa bắt buộc các em tư duy, phân tích luật ngay tại chỗ để áp dụng chính xác nhằm giành được ưu thế”.
Sau môn học, cô Hà cho biết, học sinh đã nắm vững quy trình của quá trình tranh tụng, biết cách pháp luật áp dụng vào đời sống. Đó là mục tiêu về năng lực và cũng là giá trị của môn học này.